Sổ trắng là cách gọi phổ biến để chỉ một số loại sổ tạm thời. Hoặc để gọi giấy tờ về quyền sử dụng đất. Để được sang tên thì người dân phải thực hiện thủ tục đổi Sổ trắng sang Sổ hồng. Vậy quy trình thực hiện đổi sổ trắng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

>>> Mách bạn: Địa chỉ công chứng làm việc ngoài giờ hành chính- miễn phí kí tại nhà

1. Thông tin về Sổ trắng, sổ hồng

Để hiểu việc cấp đổi sổ trắng, cần phải điểm qua các mốc lịch sử về loại giấy này. Thực tế, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về sổ trắng. Nhưng thực tiễn nhiều nơi xem sổ trắng là một trong các giấy tờ được luật quy định.

Trên thực tế, người dân dựa vào màu sắc của giấy tờ để tự đặt tên cho dễ nhớ. Cụ thể, sổ trắng là cách người dân gọi đối với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy này được cấp những năm 1975 hoặc các giấy tờ có màu trắng như:

  • Giấy phép mua bán nhà;
  • Giấy phép xây dựng;
  • Giấy chứng nhận sau năm 1975

Ngoài ra, “Sổ trắng” như văn tự đoạn mãi, bằng khoán điền thổ. Phải chuyển sang Giấy chứng nhận mới được sang nhượng.

Thông tin về sổ trắng

Nghị định số 84/2007NĐ-CP là văn bản quy định chi tiết về sổ trằng. Việc bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất. Thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. Và giải quyết khiếu nại về đất đai. 

Bắt đầu từ 1/1/2008, những loại giấy trắng nếu muốn giao dịch thì mới phải chuyển đổi. Những giấy trắng sau thời điểm này vẫn nguyên giá trị pháp lý về nhà đất. NSDĐ được cấp sổ trắng trước ngày 10/12/2009 có thể yêu cầu chuyển đối sang sổ hồng.

Còn sổ hồng là tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở” tại đô thị quy định. Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở.

2. Cấp đổi Sổ trắng

Thực chất là thủ tục đề nghị cấp GCNQSDĐ theo quy định. Để có Giấy chứng nhận cần thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính. Và giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính nếu có.

– Một trong những loại giấy tờ về QSDĐ theo quy định.

Thủ tục cấp đổi sổ trắng

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ có thể lựa chọn một số phương án nộp như sau:

– Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

– Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu. Sau đó, xác nhận vào bản sao.

– Nộp bản chính giấy tờ.

Chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Thời gian chờ thẩm định và xử lý hồ sơ là 20 đến 45 ngày, tùy từng hồ sơ.

>>> Xem thêm: Hỗ trợ thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với đất sản xuất kinh doanh.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cách 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

– Với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Xem thêm:  Hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp lại khai sinh cho người cao tuổi

– Người dân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Tại bước này người dân chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Khi nhận được thông báo của chi cục thuế, NSDĐ có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo.

– Khi nộp tiền xong giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ tài chính. Và xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ chuyển nhượng nhà đất uy tín tại Hà Nội

Bước 4. Trả kết quả

Thời gian giải quyết

Thời gian cấp Giấy chứng nhận lần đầu không quá 30 ngày. Không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…

Kết luận: Thực chất là thủ tục đề nghị cấp GCNQSDĐ lần đầu.

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng thuê nhà chung cư mới 2023

Mặc dù sổ trắng có giá trị pháp lý tương đương với sổ đỏ, sổ hồng. Nếu chưa thực hiện thủ tục cấp đổi sổ trắng thì không được phép thế chấp, sang nhượng. Nên buộc NSDĐ phải thực hiện cấp đổi sổ mới được tham gia giao dịch.

Trên đây là giải đáp về Thủ tục thực hiện đổi Sổ trắng sang Sổ hồng. Ngoài ra, còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên. Hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ. Hãy liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Xem thêm: Thủ tục thực hiện đổi Sổ trắng sang Sổ hồng

>>> Có bắt buộc thực hiện thủ tục công chứng di chúc miệng?

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà chung cư vô hiệu khi nào?

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?

>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả chính xác 100%

>>> Mới nhất 2023, di chúc theo pháp luật mất hiệu lực khi nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *