Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người nhằm định đoạt toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc một phần tài sản của mình sẽ được chuyển giao cho một hoặc nhiều người sau khi người đó ( người lập di chúc ) chết. Bản di chúc đã được công chứng khi làm thủ tục về thừa kế sẽ mặc nhiên là hợp pháp về mặt chủ thể, hình thức và nội dung của di chúc vì tổ chức hành nghề công chứng nhân danh nhà nước để xác thực giá trị pháp lý của bản di chúc.Nếu bản di chúc không có công chứng thì việc tiến hành các thủ tục về thừa kế sau này sẽ rất khó khăn vì những người yêu cầu làm thủ tục thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng phải chứng minh được bản di chúc đó là của người để lại di sản thừa kế lập một cách hợp pháp, chữ ký là đúng chữ ký của người để lại di sản. Điều này rất khó xác minh khi người để lại di sản đã chết.

Lập di chúc tại Văn Phòng Công chứng có quyền lợi như sau:

– Được đảm bảo về hình thức, nội dung, chủ thể, giá trị pháp lý của bản di chúc;

– Giúp các cơ quan chức năng không cần xác minh chữ ký của người để lại di sản;

– Lưu giữ, bảo quản di chúc, nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc biết;

– Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết.

– Những điều cần biết về di chúc

– Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác;

– Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Xem thêm:  Công chứng hợp đồng, giao dịch

– Khi nào di chúc phát sinh hiệu lực?

– Thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc là thời điểm mở thừa kế hay thời điểm người lập di chúc chết;

– Di chúc chung vợ chồng, di chúc có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc cả hai người cùng chết.

Văn phòng Công Chứng Tại Hà Nội

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *