A.CÁC LOẠI VĂN BẢN VỀ THỪA KẾ
– Văn bản khai nhận thừa kế.
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
– Văn bản từ chối di sản thừa kế.
B. CÁC GIẤY TỜ CẦN CUNG CẤP
1. Phiếu yêu cầu công chứng ( theo mẫu cung cấp tại VP Công Chứng Nguyễn Huệ ).
2. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); của những người thuộc diện hưởng thừa kế.
3. Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế ( Giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch ) của những người thuộc diện hưởng thừa kế.
4. Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hợp pháp của người thuộc diện hưởng di sản thừa kế (nếu có ).
5. Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền ( nếu có ) của người/những người thuộc diện hưởng di sản thừa kế.
6. Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế ( Hoặc giấy tờ chứng minh người đó đã chết ).
7. Giấy chứng tử của những người thuộc diện hưởng thừa kế ( nếu có ).
8. Di chúc hợp pháp ( nếu có ).
9. Giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản của người để lại di sản thừa kế.
C. TRÌNH TỰ ,THỦ TỤC CÔNG CHỨNG
Bước 1 : Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ ( Bản photo và bản gốc để đối chiếu ) ; Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email hoặc có thể yêu cầu nhận hồ sơ, tư vấn tại nhà ( có thù lao ).
Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.
Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo thông báo khai nhận di sản thừa kế ( Trong thời gian khoảng 30 – 45 phút ). Thông báo khai nhận di sản thừa kế sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và ký
Bước 4: Người yêu cầu khai nhận di sản thừa kế nộp tiền, đóng dấu và nhận thông báo đem về ủy ban nhân dân phương niêm yết trong vòng một tháng, kể từ ngày công chứng viên ký thông báo
Bước 5: Sau khi nhận được xác nhận của ủy ban nhân dân phường và thông báo khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng nộp bản thông báo đó cho công chứng viên. Công chứng viên sẽ chuyển cho bộ phận nghiệp vụ soạn thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế. Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của khai nhận di sản thừa kế ( theo hướng dẫn ). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.
Bước 6: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản khai nhận thừa kế đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: Số 165 phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Tel: 0966227979 – 024.3880.1212
Hotline : 0935669669 – 0966227979
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Diện tích tối thiểu theo quy định là 30m2, chiều dài và rộng từ 3m trở lên. Đất được Nhà Nước giao, đất khai hoang, hoặc đất được sử dụng ổn định lâu dài, đóng thuế đất hàng năm theo quy định của Nhà nước. (có các giấy tờ chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp) mà không có tranh chấp từ trước năm 1993 đến nay.
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
1) Đơn xin cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);
2) Giấy tờ chứng minh viêc quản lý sử dụng ổn định từ trước năm 1993 đến nay;
3) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng ( trừ trường hợp trong giấy tờ nhà , đất đã có sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng) (nếu có);
4) CMTND, Hộ khẩu thường trú của người sử dụng đất;
5) Văn bản uỷ quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có).
6) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật( nếu có).
Quý khách đã và đang sinh sống ổn định, lâu dài trên thửa đất của gia đình, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ (GCNQSDĐ).Xin hướng dẫn Quý khách trình tự thủ tục xin đăng ký QSDĐ lần đầu như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký QSD Đất;
Bước 2: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế và lệ phí);
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
1) Đơn xin cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);
2) Giấy tờ chứng minh viêc quản lý sử dụng ổn định từ trước năm 1993 đến nay;
3) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng ( trừ trường hợp trong giấy tờ nhà , đất đã có sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng) (nếu có);
4) CMTND, Hộ khẩu thường trú của người sử dụng đất;
5) Văn bản uỷ quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có).
6) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật( nếu có).
Bước 1: Hai bên đến Văn phòng công chứng ký kết hợp đồng chuyển nhượng (hoặc hợp đồng tặng cho) quyền sử dụng đất;
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhận phiếu hẹn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
Bước 3: Một trong hai bên theo thảo thuận thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế và lệ phí) tại bộ phận 1 cửa của Văn phòng đăng ký QSDĐ;
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại bộ phận 1 cửa.
2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
1. Đơn xin cấp GCNQSDĐ (theo mẫu);
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính + bản sao chứng thực);
3. CMTND, sổ hộ khẩu của các bên (bản sao chứng thực);
4. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (công chứng);
5. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản chính) (trong trường hợp hợp chia tách, hoặc hợp nhất nhiều thửa đất);
6. Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao);
7. Biên lại nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính)
3.1 Lệ phí:
Lệ phí trước bạ = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.
3.2 Thuế thu nhập cá nhân: Có hai phương pháp tính sau đây:
Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán)
Giá bán: là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng;
– Đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất;
– Đối với đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (khi mua);
– Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất là giá trúng đấu giá;
– Đối với đất có nguồn gốc không thuộc các trường hợp nêu trên thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định giá vốn.
Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua
Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).
4. Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất thời gian giải quyết không quá 30 ngày).
Lưu ý: Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hà Nội được quy định như sau:
1) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên;
Có diện tích không nhỏ hơn 30m2/thửa.
Xin hướng dẫn Quý khách về trình tự thủ tục, thời hạn giải quyết việc chuyển nhượng (thừa kế, tặng cho) một phần quyền sử dụng đất như sau:
1. Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất
Bước 1: Hai bên đến văn phòng công chứng ký kết hợp đồng chuyển nhượng (hoặc hợp đồng tặng cho) quyền sử dụng đất;
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế và lệ phí);
Bước 4: Nhân giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
1. Đơn xin cấp GCNQSDĐ (theo mẫu);
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính + bản sao chứng thực);
3. CMTND, sổ hộ khẩu của các bên (bản sao chứng thực);
4. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (công chứng);
5. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản chính) (trong trường hợp hợp chia tách, hoặc hợp nhất nhiều thửa đất);
6. Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao);
7. Biên lại nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính)
3. Nghĩa vụ tài chính (thuế, phí, lệ phí) (Áp dụng từ ngày 01/7/2013 Ngày Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực)
3.1 Lệ phí:
Lệ phí trước bạ = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.
3.2 Thuế thu nhập cá nhân: Có hai phương pháp tính sau đây:
Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán)
Giá bán: là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng
– Đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất;
– Đối với đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (khi mua);
– Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất là giá trúng đấu giá;
– Đối với đất có nguồn gốc không thuộc các trường hợp nêu trên thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định giá vốn.
Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua.
Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).
4. Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất thời gian giải quyết không quá 30 ngày).
Lưu ý: Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hà Nội được quy định như sau:
1) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3 m trở lên;
2) Có diện tích không nhỏ hơn 30m2/thửa.
Nguời được thừa kế cần phải tiến hành thủ tục đăng ký biến động QSDĐ. Do vậy, xin hướng dẫn Quý khách trình tự thủ tục này như sau:
1. Trình tự thủ tục
Bước 1: Quý khách tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế: Quý khách cần Khi một người mất, Quyền sử dụng nhà đất của họ không đương nhiên chuyển sang những người chuẩn bị các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở; Giấy chứng tử; Di chúc (đối với trường hợp có di chúc); Giấy khai sinh; Sổ hộ khẩu; Chứng minh nhân dân.
Bước 2: Đăng ký biến động (sang tên sổ đỏ) tại UBND Quân/Huyện
1. Nộp hồ sơ đăng ký biến đông tại Văn phòng đăng ký QSDĐ;
2.Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);
3. Nhận sổ đỏ (GCNQSDĐ) đã được đăng ký biến động.
2. Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị đăng ký biến động về sử dụng đất (01 bản);
– Di chúc (nếu có);
– Biên bản khai nhận di sản thừa kế;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc và 01 bản sao);
– Hộ khẩu, CMTND của bên nhận thừa kế (01 bản sao);
– Biên lại nộp nghĩa vụ tài chính hoặc thông báo miễn nộp nghĩa vụ tài chính (bản gốc);
Trong nhiều trường hợp Quý khách muốn chuyển nhượng nhà đất nhưng nhà đất này đang thế chấp, bảo lãnh tại Ngân Hàng nên không thể thực hiện được.Xin hướng dẫn cách giải quyết trong trường hợp này như sau:
Có hai phương án để Quý khách thực hiện việc nhận chuyển nhượng nêu trên:
Cách thứ nhất:
Bước 1: Hai bên ký hợp đồng đặt cọc đảm bảo việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng với nội dung cụ thể về giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn ký kết, quyền và nghĩa vụ của các bên;
Bước 2: Hai bên cùng đến Ngân hàng để trả các khoản vay nợ sau đó thực hiện thủ tục giải chấp;
Bước 3: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất với nội dung như đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc;
Bước 4: Thực hiện thủ tục đăng ký biến động nhà đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cách thứ hai: Căn cứ Khoản 4 – Điều 718 – Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định về Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có quyền:“Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý”.
Như vậy, nếu Quý khách muốn mua nhà đất đang thế chấp thì các bên cần làm việc với bên nhân thế chấp (Ngân Hàng) để được chấp thuận cho việc chuyển nhượng nhà đất nói trên. Sau khi được sự chấp thuận của Ngân Hàng các bên tiến hành thủ tục chuyển nhượng như bình thường
Do nhiều lý do khác nhau mà GCNQSDĐ (sổ đỏ) của Quý khách bị mất, cháy, mục nát…. Xin hướng dẫn Quý khách trình tự thủ tục giải quyết việc xin cấp lại GCNQSDĐ (sổ đỏ) do bị mất, cháy, mục nát như sau:
1.Trình tự thủ tục
Bước 1: Quý khách làm đơn trình báo về việc mất sổ đỏ và gửi đến UBND xã/phường. UBND xã/phường sẽ tiến hành niêm yết công khai, sau đó cấp giấy xác nhận cho Quý khách.
Bước 2: Quý khách nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ;
Bước 3: Quý khách thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế, phí, lệ phí);
Bước 4: Quý khách nhận Giấy chứng nhận.
2.Hồ sơ xin cấp lại GCNQSDĐ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo mẫu);
b) Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy;
c) Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hoả hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phòng quản lý chính sách thuộc Xí nghiệp khai thác dịch vụ- Trụ sở: Tầng 1- Nhà N05- Khu 5,3ha Dịch Vọng Cầu Giấy- Hà Nội;
Bước 2: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế và lệ phí);
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
1.Đơn xin cấp GCNQSDĐ (theo mẫu);
2. Hợp đồng mua bán với công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội,
3. CMTND, sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
4. Biên bản bàn giao nhà (bản sao chứng thực);
5. Hồ sơ kỹ thuật căn hộ (bản chính);
6. Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao chứng thực);
7. Hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ), bản sao;
8. Trong trường hợp được ủy quyền thì phải có hợp đồng ủy quyền (kèm theo CMND và sổ hộ khẩu của cả hai bên).