Là một trong những quyền lợi quan trọng nhưng vẫn còn nhiều người lao động chưa biết đến chế độ thai sản về sớm 2 tiếng. Vậy chế độ này được dành cho ai? Lao động nữ nuôi con nhỏ về sớm hai tiếng thì tiền lương được tính thế nào?

>>> Xem thêm tại: Sự khác nhau giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng

1. Chế độ thai sản về sớm 2 tiếng: Ai được hưởng?

Căn cứ Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người được hưởng chế độ thai sản về sớm 2 tiếng là người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai.

Chế độ thai sản về sớm 2 tiếng: Ai được hưởng?

Bởi những người này được hưởng đồng thời 02 quyền lợi sau:

(1) Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 lao động nữ được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày.

(2) Theo khỏan 4 Điều 137 Bộ luật Lao 2019, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc (theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019). 

Về thời điểm nghỉ 02 tiếng mỗi ngày pháp luật không có quy định cụ thể. Do đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể tự do thỏa thuận với nhau.

Lao động nữ có thể thỏa thuận để về sớm 02 tiếng mỗi ngày cho đến khi con 01 tuổi.

>>> Xem thêm tại: Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền cha mẹ để tài sản cho con

2. Lao động nữ nuôi con nhỏ về sớm 2 tiếng có bị trừ lương không?

Theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ hưởng chế độ thai sản về sớm 2 tiếng sẽ không bị trừ lương.

Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định, lao động nữ làm nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai khi giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày sẽ không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đối với trường hợp nghỉ khi nuôi con dưới 12 tuổi để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã nêu rõ, thời gian nghỉ. Trong thời gian đó vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Do vậy, khi gộp cả 02 quyền lợi để về sớm 02 tiếng mỗi ngày, lao động nữ nuôi con nhỏ vẫn được nhận đủ lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

>>> Xem thêm tại: Thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với đất thuê lại của nhà nước có dễ dàng không?

3. Lao động nữ không nghỉ được tính lương thế nào?

Lao động nữ không nghỉ được tính lương thế nào?

Hiện nay, nếu lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để cho làm việc thì người này có thể tiếp tục làm việc để gia tăng thu nhập.

Theo điểm c khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và mục 1 Phần I của Công văn số 308/CV-PC năm 2023 của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nếu không nghỉ chế độ thai sản về sớm 02 tiếng thì ngoài tiền lương tương ứng với ngày làm việc đó, lao động nữ còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người đó đã làm trong thời gian được nghỉ.

Xem thêm:  Thủ tục làm sổ đỏ cho diện tích đất tăng thêm

Khoản tiền lương được hưởng khi làm thêm trong thời gian nghỉ được xác định như sau:

Tiền lương trả thêm=Tiền lương theo công việc của ngày làm việc đó:Tống số giờ làm việc bình thườngx02 giờxSố ngày không nghỉ

4. Không cho lao động nữ nuôi con nhỏ về sớm 2 tiếng, công ty có bị phạt?

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về lao động để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động.

Do đó, nếu không đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị phạt :

(1) Phạt từ 10 đến 20 triệu đồng theo điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

(2) Phạt từ 10 đến 20 triệu đồng theo điểm đ khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.  

Tổng hợp mức phạt cho các lỗi vi phạm kể trên, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 20 đến 40 triệu đồng.

>>> Xem thêm tại: Chi phí cấp sổ đỏ lần đầu khi có đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Văn phòng công chứng Xa La công chứng thứ 7 và chủ nhật, ngoài giờ

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất cần chú ý điều gì để tránh rủi ro

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?

>>> Di chúc miệng là gì? Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng là gì?

>>> Có cần làm thông báo phát hành hóa đơn theo Thông tư 78?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *