Mỗi hạng giấy phép lái xe sẽ tương ứng với các nhóm phương tiện khác nhau. Nếu bạn quan tâm đi xe phân khối lớn cần bằng gì, hãy theo dõi bài viết để có thông tin chính xác nhất theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng mua bán nhà đất yêu cầu những giấy tờ gì? Các bước tiến hành ra sao?
1. Đi xe phân khối lớn cần bằng gì?
Xe phân khối lớn là phương tiện mô tô hai bánh có phân khối từ 175cm3 trở lên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hạng A2 được cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Như vậy, người điều khiển các loại xe máy phân khối lớn phải có bằng lái xe hạng A2.
2. Đi xe phân khối lớn không có bằng bị phạt bao nhiêu?
Trường hợp điều khiển các loại xe máy phân khối lớn nhưng không có bằng lái xe hạng A2, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 04 – 05 triệu đồng theo điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng uy tín, công chứng miễn phí ký ngoài trụ sở nhất quận Cầu Giấy, Hà Nội.
3. Điều kiện thi bằng lái xe phân khối lớn
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12, người thi bằng lá xe hạng A2 phải là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam và có đủ các các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.
Cụ thể:
– Về độ tuổi: Từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Về trình độ văn hóa: Không yêu cầu.
– Về điều kiện sức khỏe: Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe tại Phụ lục 01. Nếu có một trong các tình trạng bệnh, tật thì không đủ điều kiện để lái xe hạng A2.
Trên đây là thông tin về: Đi xe phân khối lớn cần bằng gì? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm các tìm kiếm liên quan:
>>> Dịch vụ công chứng là gì? Những quy định của pháp luật hiện hành về dịch vụ công chứng, chứng thực.
>>> Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền hiện nay dao động khoảng bao nhiêu tiền trên một hợp đồng?
>>> Hiện nay pháp luật có bắt buộc phải công chứng thừa kế hay không? Thủ tục công chứng thừa kế gồm những gì?
>>> Chuyển nhượng nhà đất là gì? Chuyển nhượng có bắt buộc phải làm hợp đồng hay không? Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất
>>> Báo tin giả đến công an bị phạt thế nào?