Trong thực tế, nhiều người làm việc tự do muốn đóng bảo hiểm để khi về già nhận lương hưu. Vậy, người làm freelancer đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ cung cấp thông tin chi tiết trong bài viết này.

1. Người làm freelancer đóng BHXH theo hình thức nào?

Freelancer có thể đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo Luật BHXH 2014, Nhà nước tổ chức thực hiện hai hình thức bảo hiểm xã hội. Đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và các đối tượng tương tự.

Người làm freelancer đóng BHXH theo hình thức nào?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Áp dụng cho công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, như freelancer.

Bản chất công việc freelancer là thực hiện các dự án hoặc công việc theo hợp đồng dịch vụ. Chứ không phải làm việc theo hợp đồng lao động. Điều này đồng nghĩa với việc không có ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa freelancer và người thuê.

Vì vậy, freelancer không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Nếu freelancer muốn tham gia BHXH, họ có thể tự nguyện đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Để tham gia loại bảo hiểm này, freelancer có thể đăng ký trực tuyến hoặc tới cơ quan BHXH hoặc các đại lý thuộc nơi cư trú để đăng ký.

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng hợp đồng thuê nhà ở đâu uy tín? Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền?

2. Mức đóng BHXH của freelancer

2.1 Mức đóng BHXH của người làm freelancer theo Nghị định 134/2015/NĐ-CP

Mức đóng BHXH của freelancer được tính như sau:

Mức đóng/tháng = 22% x Mức thu nhập freelancer chọn đóng BHXH tự nguyện – Mức nhà nước hỗ trợ đóng

Freelancer có tự do lựa chọn mức thu nhập để đóng BHXH tự nguyện. Tuy nhiên phải tuân theo giới hạn sau đây:

– Mức thấp nhất: Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, hiện tại là 1,5 triệu đồng.

– Mức cao nhất: 20 lần Mức lương cơ sở.

Mức đóng BHXH của người làm freelancer theo Nghị định 134/2015/NĐ-CP

>>> Tìm hiểu thêm: Đăng ký làm sổ đỏ online ngay hôm nay để nhận giá ưu đãi nhất!

2.2 Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH như sau:

STTĐối tượngSố tiền hỗ trợ (đồng/tháng)
1Hộ nghèo99.000
2Hộ cận nghèo82.500
3Khác33.000

2.3 Người làm freelancer có thể đóng BHXH tự nguyện trong giới hạn:

Đối tượngMức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhấtMức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất
Hộ nghèo231.000 đồng/tháng7.821.000 đồng/tháng
Hộ cận nghèo247.500 đồng/tháng7.837.500 đồng/tháng
Khác297.000 đồng/tháng7.887.000 đồng/tháng

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói nhanh gọn, giá rẻ khu vực Hà Nội

3. Quyền lợi khi tham gia BHXH của người làm freelancer

Freelancer tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng hai quyền lợi chính, bao gồm:

Xem thêm:  Thủ tục xin cấp lại Sổ đỏ bị mất mới nhất 2023

Chế độ hưu trí:

Freelancer đủ tuổi nghỉ hưu và tích lũy đủ từ 20 năm trở lên đóng BHXH sẽ có quyền hưởng lương hưu hàng tháng. Điều này được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và Luật BHXH. Trường hợp freelancer không muốn nhận lương hưu hàng tháng, có thể lựa chọn rút BHXH một lần. (Tùy theo các điều kiện quy định trong Luật BHXH và Nghị quyết 93/2015/QH13). Các trường hợp rút bảo hiểm một lần bao gồm:

+ Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia bảo hiểm.

+ Ra nước ngoài để định cư.

Quyền lợi khi tham gia BHXH của người làm freelancer

+ Mắc các bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, và các trường hợp khác.

+ Sau một năm không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm.

Chế độ tử tuất:

Trong trường hợp freelancer qua đời, người thân của freelancer sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Trợ cấp này có thể được nhận một lần hoặc hằng tháng, tùy theo quy định.

>>> Tìm hiểu thêm: Sổ đỏ là gì? Phân biệt sổ đỏ với sổ hồng như thế nào?

Trên đây là nội dung về “Người làm freelancer đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?“. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục công chứng chính xác và đầy đủ nhất

>>> Dịch vụ công chứng di chúc tại nhà cho người ốm nặng, già yếu

>>> Hướng dẫn tìm đối tác kinh doanh hiệu quả thu lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng ngoài giờ hành chính không tính thêm phí dịch vụ

>>> Chủ đầu tư xin cấp sổ hồng chung cư cho người mua khi nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *