Thời gian gần đây, việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động đang được các nhà mạng triển khai và phổ biến rộng rãi tới người dân. Vậy nếu sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) cũ 9 số nay đã đổi sang Căn cước công dân gắn chip (CCCD) thì liệu có cần chuẩn hóa lại thông tin hay không? Cách để kiểm tra sim/ số điện thoại có trong diện sẽ bị khóa không như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Làm giấy ủy quyền sang tên chính chủ sim điện thoại có cần phải công chứng?

1. Sau ngày 31/3, những ai sẽ bị khóa sim di động?

Đối tượng bị khóa sim

Việc khóa sim di động sẽ được thực hiện từ sau ngày 31/3 tới đây. Điều này nhằm mục đích đảm bảo chủ thuê bao di động sử dụng sim điện thoại là sim chính chủ. Và đúng chuẩn theo thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ đó, nhằm thống nhất thông tin, hạn chế xuất hiện sim rác và các cuộc gọi rác.

Sau ngày 31/3, những ai sẽ bị khóa sim di động?

Cụ thể, các chủ thuê bao di động phải cung cấp chính xác thông tin cá nhân cho sim. Bao gồm: Họ tên, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp… với nhà mạng.

>>> Xem thêm: Những trường hợp không bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử

Các thuê bao đang hoạt động có thông tin đúng và trùng khớp với CSDL quốc gia về dân cư. Cục Viễn thông đã đề nghị nhà mạng thực hiện đối soát với các thuê bao có thông tin nghi ngờ không đúng quy định và:
– Thông báo liên tục yêu cầu cá nhân thực hiện lại giao kết hợp đồng theo mẫu. Điều kiện giao dịch chung trong ít nhất 05 ngày, mỗi ngày ít nhất 01 lần.
– Cá nhân, tổ chức không làm theo yêu cầu: Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều. Thời gian sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo.
– Tạm dừng cung cấp dịch vụ hai chiều cho thuê bao: Nếu sau 15 ngày tiếp theo không thực hiện.
– Chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo: Nếu không thực hiện.

Tiến hành thanh lý hợp đồng

Sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều thì tiến hành thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông.
Như vậy, với những thuê bao có thông tin không đúng và không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia, đồng thời không thực hiện giao kết lại hợp đồng, cung cấp thông tin chính xác trong khoảng thời gian nêu trên sẽ bị khóa sim.

>>> Xem thêm: Quy định mới về dịch vụ chứng thực điện tử – khách hàng không cần đến tận nơi vẫn có thể thực hiện.

2. Số điện thoại dùng CMND có cần chuẩn hóa thông tin không?

Theo đại diện của các nhà mạng, việc yêu cầu chuẩn hóa thông tin sim nhằm khắc phục những tồn tại của dữ liệu như: Thiếu giấy tờ, sai họ tên, sai ngày tháng năm sinh,…

>>> Xem thêm: Giấy tờ tùy thân bị sai thông tin hoặc hết hạn có chứng thực được không?

Xem thêm:  Sửa giấy khai sinh gốc ở đâu? Cần điều kiện gì?

Về mặt quy định, CMND vẫn có giá trị. Do đó sẽ không phân biệt CMND hay CCCD. Đặc biệt, nhà mạng cũng nhấn mạnh chỉ thuê bao nhận được thông báo mới cần đi chuẩn hóa.
Tuy nhiên, để không gặp khó khăn phát sinh về sau, nhà mạng cũng khuyến nghị người dùng nên sử dụng sim với đúng thông tin của mình, sớm cập nhật CMND sang CCCD. Ngoài ra, sim chính chủ liên kết với số CCCD còn phục vụ quá trình sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến.

Số điện thoại dùng CMND có cần chuẩn hóa thông tin không?

3. Làm sao để kiểm tra xem số điện thoại của mình có bị khóa sim không?

Trường hợp thuê bao có thông tin không trùng khớp, các nhà mạng sẽ nhắn tin thông báo chủ thuê bao cập nhật thông tin.
Cách kiểm tra sim của mình có thuộc trường hợp phải chuẩn hóa thông tin không:
– Kiểm tra xem thuê bao đang sử dụng có nhận được tin nhắn của nhà mạng hay không?
– Gửi tin nhắn đến tổng đài 1414 theo cấu trúc: TTTB và gửi 1414 (miễn phí cước tin nhắn)
Sau khi tổng đài nhận được yêu cầu thì sẽ trả về tin nhắn có đầy đủ thông tin sim. Bao gồm: Họ tên, ngày sinh, số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp…
Nếu thông tin này trùng khớp thì người dùng không cần phải chuẩn hóa thông tin nữa. Ngược lại, nếu không trùng, sim của bạn có thể sẽ bị khoá.

>>> Bạn đã biết: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả trong 1 phút cực đơn giản

Như vậy, trên đây là giải đáp về Số điện thoại dùng CMND có cần chuẩn hóa thông tin không?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ. Xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *