Di chúc là văn bản thể hiện mong muốn để lại tài sản cho người khác sau khi chết. Vậy pháp nhân có quyền để lại di chúc không? Pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?
>>> Xem thêm: Cách phân biệt giữa công chứng và chứng thực hợp đồng nhà đất
1. Pháp nhân có quyền để lại di chúc không?
Điều 609 Bộ luật Dân sự quy định về quyền thừa kế để lại di chúc của cá nhân. Theo đó, người được lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người khác là cá nhân.
Và quy định này cũng nêu rõ, người thừa kế không phải là cá nhân chỉ được quyền hưởng di sản theo di chúc mà không nằm trong các đối tượng được quyền lập di chúc để lại di sản cho người khác.
Đồng nghĩa, pháp nhân không phải đối tượng được quyền để lại di chúc mà chỉ được hưởng di sản theo di chúc.
Đồng thời, theo định nghĩa di chúc tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, luật cũng khẳng định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của pháp nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Các đối tượng được lập di chúc nêu tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:
– Người thành niên minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép lập di chúc.
>>> Xem thêm: Dịch vụ công chứng di chúc tại nhà – miễn phí kí với người ốm đau, bệnh tật
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc người này được lập di chúc.
2. Pháp nhân cần điều kiện gì để được hưởng di sản theo di chúc?
Pháp nhân cần phải đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 613 Bộ luật Dân sự. Cụ thể, pháp nhân phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Và thời điểm này là khi người có để lại di chúc chết.
Đồng nghĩa, pháp nhân sẽ không thuộc một trong các trường hợp bị coi là chấm dứt tồn tại:
– Chấm dứt tồn tại do hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức hoặc giải thể.
– Chấm dứt tồn tại do bị tuyên bố phá sản.
Thời điểm pháp nhân bị coi là chấm dứt tồn tại, pháp nhân bị xoá trong sổ đăng ký.
Ngoài ra, để pháp nhân được hưởng di chúc thì cần phải được công nhận là pháp nhân. Khi đó, pháp nhân phải đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 74 Bộ luật Dân sự
>>> Xem thêm: Công chứng di chúc để lại di sản thừa kế cho con cái ngay tại nhà được không?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, hiện ở Việt Nam có 05 loại hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ có duy nhất doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân bởi chủ doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình cho mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đó.
Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
>>> Công chứng văn bản thừa kế có phải thủ tục bắt buộc không?
>>> Chứng thực chữ ký ở đâu? Có cần mang căn cước công dân bản gốc đi không?
>>> Giấy ủy quyền là gì? Thủ tục công chứng giấy ủy quyền như thế nào?
>>> Công chứng ngoài giờ hành chính ở đâu miễn phí dịch vụ?
>>> Thủ tục tạm ngừng hộ kinh doanh thực hiện thế nào?