Trong thời đại của khoa học kỹ thuật tiến bộ, trên khắp thế giới đã xuất hiện nhiều phương pháp hiện đại hỗ trợ vấn đề hiếm muộn, vô sinh. Trong số đó, phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng kỹ thuật IVF là một trong những lựa chọn được ưa chuộng và lan tỏa rộng rãi tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm IVF và các yêu cầu về sức khỏe mà người thực hiện IVF cần tuân thủ qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ được không? 

1. Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì?

1.1. Khái niệm

IVF là từ viết tắt của từ In vitro fertilization – thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là một trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản được phát minh vào năm 1978 trên thế giới và bắt đầu thực hiện tại Việt Nam từ năm 1997.

Khái niệm IVF được định nghĩa theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:

“Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi”

1.2. Ưu điểm của IVF

  • Tỷ lệ thành công cao, nhất là với các trường hợp đã thực hiện nhiều lần.
  • Độ an toàn cao do phương pháp này đã được thực hiện và kiểm nghiệm từ năm 1978 trên thế giới.

>>> Xem thêm: Những lí do mà phòng công chứng Xa La là những phòng công chứng hàng đầu Hà Nội.

  • Hỗ trợ mang thai với cả những trường hợp khó như lạc nội mạc tử cung, vòi trứng tổn thương, ống dẫn trứng bị tắc, chất lượng trứng/tinh trùng kém,…

1.3. Hạn chế của IVF

  • Vẫn còn xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
  • Khả năng đa thai do khi thực hiện cần đưa vào tử cung mẹ nhiều phôi đã thụ tinh để tăng xác suất thành công.
  • Nguy cơ sinh non vẫn còn cao do ảnh hưởng từ các loại thuốc nội tiết mẹ cần sử dụng.
  • Chi phí vẫn còn khá cao.
1. Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì?

2. Những đơn vị nào được phép thực hiện phương pháp IVF?

Theo Điều 7 của Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì không phải cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện phương pháp IVF. Chỉ có những cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng các yêu cầu sau mới được cấp phép thực hiện phương pháp này:

  • Bệnh viện đa khoa Nhà nước tuyến tỉnh và tuyến trung ương có khoa sản, sản – nhi
  • Bệnh viện đa khoa tư nhân có chuyên khoa sản, khoa sản – nhi
  • Bệnh viện chuyên khoa sản, khoa sản – nhi
  • Bệnh viện chuyên khoa về nam học và hiếm muộn

Các cơ sở y tế trên phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định của Chính phủ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

3. Điều kiện về sức khỏe của người được thực hiện phương pháp IVF là gì? 

Theo Thông tư 57/2015/TT-BYT, người được thực hiện phương pháp IVF cần đảm bảo những điều kiện sau đây về sức khỏe:

  • Sức khỏe bình thường, không đang mắc bệnh lý gây ảnh hưởng sức khỏe trong thời gian thực hiện IVF
  • Không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV hay các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B

>>> Có thể bạn quan tâm: Công chứng di chúc miệng thực hiện tại nhà có mất thêm phụ phí không?

  • Không mắc các bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của con (ví dụ như bệnh down, bệnh bạch tạng, bệnh tan máu bẩm sinh,…)
  • Không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh lý khác liên quan đến thần kinh dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
  • Phải có xác nhận bằng văn bản về việc đủ sức khỏe để thực hiện IVF, mang thai và sinh con của người đứng đầu cơ sở y tế được phép thực hiện IVF
3. Điều kiện về sức khỏe của người được thực hiện phương pháp IVF là gì? 

4. Quy trình thực hiện IVF là như thế nào?

Quy trình thực hiện IVF được Bộ Y tế quy định từng bước rõ ràng tại Chương IV của Thông tư 57/2015/TT-BYT như sau:

Xem thêm:  Thiệt hại do sét đánh gây ra có được bồi thường không?

Bước 1: Tư vấn và thăm khám

>>> Xem thêm: Thủ tục và điều kiện để thành lập văn phòng công chứng bao gồm những thủ tục và điều kiện gì?

Bước 2: Kích thích buồng trứng

Bước 3: Chọc hút trứng

Bước 4: Tạo phôi

Trứng và tinh trùng được chuyển đến phòng kỹ thuật để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi được nuôi cấy và theo dõi thường xuyên trong môi trường chuyên biệt (tủ cấy CO2)

Bước 5: Chuyển phôi

Tùy vào cơ thể mẹ và phác đồ điều trị của từng cơ sở y tế, phôi sau ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 sẽ được chuyển vào tử cung người mẹ.

Bước 6: Thử thai

Với bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết để các gia đình hiểu rõ IVF là gì và những yêu cầu về sức khỏe đối với người thực hiện ivf.  Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Phí công chứng giấy uỷ quyền cá nhân, ủy quyền doanh nghiệp có cao không? Khoảng bao nhiêu tiền?

>>> Chi phí công chứng bằng tốt nghiệp mới nhất hiện nay là bao nhiêu? Có bắt buộc phải công chứng bằng tốt nghiệp hay không?

>>> Những trường hợp nào được thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký trên giấy uỷ quyền? 

>>> Công chứng ngoài trụ sở miễn phí hỗ trợ công chứng, chứng thực uy tín dành cho quý khách. 

>>> Giao dịch dân sự của người chưa thành niên thực hiện ra sao?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *