Thủy đậu là một trong các bệnh lý thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa. Cùng tìm hiểu về bệnh thủy đậu là gì và cách phòng tránh theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 5642/QĐ-BYT. Vậy hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

1.1. Khái niệm

Bệnh thủy đậu (hay có nơi gọi là bệnh trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính được hướng dẫn chẩn đoán theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT năm 2015.

Bệnh do virus Herpes zoster thuộc họ Herpeviridae gây nên. Virus lây truyền qua đường hô hấp từ người bị thủy đậu sang người bình thường thông qua các hành động như nói chuyện, ho, hắt hơi,… 

Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp từ việc dùng chung đồ dùng, dụng cụ như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước,… do có giọt bắn từ nước bọt, dịch tiết từ tổn thương của người nhiễm bệnh.

>>> Xem thêm : Muốn đi công chứng thứ 7 chủ nhật nên làm ở đâu rẻ và uy tín tại Hà Nội? Phí công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày cuối tuần có tăng hơn hay không?

Sau khi nhiễm thủy đậu, người bệnh sẽ có hiện tượng phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa dịch gây ngứa ngáy.

1.2. Đối tượng có nguy cơ bị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi. Trong đó, giai đoạn từ 6 tháng đến 7 tuổi là giai đoạn dễ nhiễm virus nhất. Với người lớn (trên 20 tuổi) thì tỷ lệ mắc ở khoảng 10% do đa số đã có miễn dịch.

Tỷ lệ tái nhiễm với bệnh thủy đậu chỉ khoảng 1% và rất hiếm có người bị nhiều hơn một lần trong đời.

2. Những triệu chứng của bệnh thủy đậu là gì?

2.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 10 – 21 ngày, trung bình là 14 – 17 ngày. Ở giai đoạn này người bệnh chưa có triệu chứng cụ thể nào nên rất khó xác định bệnh.

Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh chuyển sang giai đoạn tiền triệu. Giai đoạn này kéo dài 1 – 2 ngày trước khi người bệnh phát ban. Người bệnh bắt đầu thấy mệt mỏi, sốt từ 37,8 độ – 39 độ, có thể đau đầu, đau cơ, đau họng, nôn ói, chán ăn, chảy nước mũi.

Kết thúc giai đoạn tiền triệu, trên cơ thể xuất hiện ban trên bề mặt da từ mặt và thân, rồi đến toàn cơ thể (một số trường hợp có thể xuất hiện ban ở niêm mạc hầu họng hoặc âm đạo). Ban này có dạng dát sẩn rồi chuyển sang dạng phỏng nước có dịch trong như dạng giọt sương và viền đỏ xung quanh, kích thước nhỏ 5-10 mm. 

Sau vài ngày, vùng giữa vết phỏng trở nên lõm dần, dịch bên trong chuyển thành đục. Tiếp đến, nốt phỏng sẽ bị vỡ, da đóng vảy và lành lại sau 1-2 tuần.

Trên thực tế, số lượng và mức độ nghiêm trọng của ban là khác nhau giữa các bệnh nhân. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ ít ban hơn trẻ lớn; các trường hợp lây bệnh thứ cấp và tam cấp cũng xuất hiện nhiều ban hơn.

2. Những triệu chứng của bệnh thủy đậu là gì?

2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Ngoài các yếu tố lâm sàng, các cơ sở y tế có thể thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như công thức máu, sinh hóa máu để xác định chính xác bệnh.

  • Kết quả sinh hóa máu: có thể có tăng men gan do virus

2.3. Chẩn đoán xác định

Về cơ bản, chẩn đoán thủy đậu dựa trên các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân và không cần xét nghiệm khẳng định, do có sự xuất hiện của các ban thủy đậu đặc trưng dạng phỏng rải rác toàn thân người bệnh.

 >>> Xem thêm: Dịch vụ công chứng đối với hợp đồng ủy quyền cá nhân và pháp nhân được quy định như thế nào?

Một số trường hợp phức tạp thì cơ sở y tế mới thực hiện các xét nghiệm khẳng định thủy đậu không sẵn có trong lâm sàng như:

  • Xét nghiệm dịch nốt phỏng
  • Xét nghiệm huyết thanh học

2.4. Chẩn đoán phân biệt

Bên cạnh các chẩn đoán trên, cơ sở y tế cần phân biệt được ban thủy đậu và ban của một số bệnh khác như bệnh chân tay miệng, herpes hay viêm da mủ,…

  • Ban do bệnh chân tay miệng
  • Ban do herpes

3. Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?

3.1. Nguyên tắc điều trị

Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị nên nguyên tắc điều trị là điều trị hỗ trợ. Đặc biệt với những trường hợp bị suy giảm miễn dịch, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng phương pháp điều trị kháng virus Herpes giúp giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh.

3. Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?

3.2. Điều trị kháng virus

  • Với người bình thường: Acyclovir uống 800mg 5 lần/ngày. Với trẻ dưới 12 tuổi thì dùng liều 20 mg/kg 6 giờ/lần
  • Với người suy giảm miễn dịch nặng: Acyclovir tĩnh mạch 10 – 12,5 mg/kg 8 giờ/lần
  • Với người suy giảm miễn dịch nhẹ: sử dụng thuốc kháng virus dạng uống
Xem thêm:  Hồ sơ Đảng viên gồm những gì? [mới nhất 2023]

3.3. Điều trị hỗ trợ

  • Đối với tổn thương da
  • Đối với hiện tượng sốt cao: điều trị hạ nhiệt bằng paracetamol
  • Đối với trường hợp bệnh nhân ngứa tại vết ban: điều trị kháng histamin
  • Đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm phổi do thủy đậu: điều trị hô hấp tích cực
  • Đối với trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm tổn thương da hoặc tại các cơ quan khác

4. Những biến chứng không mong muốn

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm khá lành tính, ít biến chứng. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán kịp thời có thể sẽ xảy ra một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng tại các nốt ban thủy đậu, nhiễm trùng mô mềm, xương, khớp, nhiễm trùng máu
  • Rối loạn tiểu não và viêm màng não
  • Viêm não, viêm tủy cắt ngang
  • Hội chứng Guillain-Bares
  • Hội chứng Reye
  • Viêm phổi
  • Viêm cơ tim

>>> Xem ngay: Tại sao phải chứng thực chữ ký, khi đi chứng thực chữ ký cần đem theo những giấy tờ gì?

  • Tổn thương giác mạc
  • Viêm thận, viêm cầu thận cấp
  • Viêm khớp
  • Viêm gan
  • Trẻ sơ sinh khuyết tật hoặc tử vong nếu mẹ mang thai bị thủy đậu 5 ngày trước sinh hoặc 2 ngày sau sinh

Từ những thông tin trên đây, tin rằng quý bạn đọc đã hiểu bệnh thủy đậu là gì, cũng như hướng dẫn chẩn đoán bệnh thủy đậu. Có thể thấy rằng, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến, lành tính và dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về phí công chứng văn bản hợp đồng ủy quyền? Phí có đắt hay không?

>>> Hợp đồng thuê nhà là gì? Khi đi công chứng hợp đồng thuê nhà cần đem những tài liệu và hồ sơ gì?

>>> Thủ tục công chứng di chúc mà tài sản là bất động sản đúng pháp luật và khi đi công chứng cần mang giấy tờ, tài liệu gì?

>>> Ở đâu cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ cho con cái tại nhà nhanh chóng, giao nhanh trong ngày tại Hà Nội?

>>> Quyền lợi của hành khách khi chuyến bay bị chậm

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *