Chúng ta thường dễ nhầm lẫn giữa các loài gia súc, bán gia súc và những động vật hoang dã bị nuôi nhốt. Vậy hoạt động chăn nuôi gia súc người dân cần lưu ý những điều gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ gia súc là gì và 4 quy định cần chú ý khi nuôi gia súc.

>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà cần đảm bảo những nội dung gì? Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đúng chuẩn, cập nhập mới nhất năm 2023?

1. Định nghĩa gia súc là gì?

Gia súc là những loài động vật có 04 chân được thuần hóa và chăn nuôi để sử dụng sức lao động của chúng hoặc sản xuất hàng hóa.

Chăn nuôi gia súc

2. Một số loại gia súc phổ biến

  • Trâu, bò, ngựa, voi,… là những loại gia súc được dùng để lấy sức lao động và một số con vật còn được dùng làm thịt để cung cấp lương thực cho con người.
  • Thỏ, cừu, dê, lợn,… là những loại gia súc được nuôi với các mục đích khác nhau như lấy lông, làm thịt, lấy sữa,…

Riêng chó, mèo là những vật nuôi quen thuộc, không phải là gia súc mà được liệt kê là “động vật khác” theo Luật Chăn nuôi.

>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với đất thuê lại của nhà nước có khó không? Thời gian xét duyệt mất bao lâu?

3. Những quy định cần chú ý khi chăn nuôi gia súc

Chăn nuôi gia súc mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, vẫn có một số quy định mà người chăn nuôi cần phải lưu ý:

Những quy định cần chú ý khi nuôi gia súc

3.1. Kê khai hoạt động chăn nuôi gia súc

Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi là điều bắt buộc đối với chủ chăn nuôi. Theo Luật Chăn nuôi, tại khoản 1, Điều 54 quy định:

“Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã nhằm kiểm soát quy mô chăn nuôi và có quy hoạch cụ thể cho từng vùng.”

Tại Điều 4 Thông tư số 23 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nêu rõ:

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định. Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai.

3.2. Đáp ứng các điều kiện trong hoạt động chăn nuôi 

  • Đảm bảo vị trí xây dựng trang trại phù hợp với kinh tế – xã hội của địa phương.
  • Các chuồng trại phải tách biệt với nơi ở của người.
  • Đảm bảo về các biện pháp vệ sinh phòng dịch, thu gom và xử lý phân, nước thải của gia súc.
  • Đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn thức ăn và nguồn nước cho gia súc.
  • Xây dựng đủ chuồng trại cho vật nuôi và cung cấp các thiết bị chăn nuôi.
  • Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.
  • Ghi chép lại các hoạt động chăn nuôi, nguồn thức ăn, thuốc và vắc xin,…
  • Đảm bảo khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi.
  • Phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Xem thêm:  Một người bị tuyên bố chết sau khi mất tích bao lâu?

>>> Xem thêm: Chứng thực chữ ký là gì? Thẩm quyền chứng thực chữ ký thuộc cơ quan nào?

3.3. Xử lý chất thải, tiếng ồn

Các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, tiếng ồn và xác của vật nuôi là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Những nguồn ô nhiễm này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của con người, làm tăng chi phí phòng chữa bệnh, khiến cho sức đề kháng của vật nuôi bị giảm,…

Những phương pháp xử lý chất thải, tiếng ồn trong chăn nuôi:

  • Ủ khí sinh học: đây là biện pháp ủ khí nhằm tạo ra khí CH4, CO2,… trở thành chất đốt được sử dụng trong các gia đình.
  • Dùng men sinh học để xử lý môi trường
  • Quy hoạch chăn nuôi: cần phải kiểm tra và quản lý thật chặt các công tác chăn nuôi. Các trang trại cần xây dựng xa trung tâm thành phố, nội thị và khu đông dân.
  • Ủ phân hữu cơ

>>> Xem thêm: Văn Phòng công chứng quận Cầu Giấy hỗ trợ dịch thuật nhanh chóng lấy ngay tại Hà Nội.

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền có bắt buộc không? Khi được ủy quyền có được ủy quyền lại cho người khác không?

>>> Một số cách giúp doanh nghiệp tìm đối tác kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm thời gian

>>> Di chúc miệng là gì? Điều kiện có hiệu lực của di chúc

>>> Thủ tục công chứng thừa kế bao gồm những gì? Lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ

>>> Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn: Bao nhiêu % cho đoàn viên và cán bộ công đoàn?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *