Theo quy định, CSGT dừng xe xử phạt có phải chào người vi phạm không? Thực tế không hiếm trường hợp người dân lấy lý do Cảnh sát giao thông (CSGT) không chào mình để vặn vẹo, từ chối hợp tác khi bị dừng xe kiểm soát giao thông.
>>> Xem thêm tại: Những tips tìm đối tác kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp bất động sản
1. CSGT dừng xe xử phạt có phải chào người vi phạm không?
Theo quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của CSGT được ghi nhận tại Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng xe người vi phạm, CSGT không phải nói lời chào đối với người vi phạm.
Thay vào đó, CSGT chỉ cần thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân.
Trước đây, theo quy định cũ tại Thông tư 65/2020/TT-BCA (có hiệu lực đến hết ngày 14/9/2023), khi dừng phương tiện để kiểm soát, CSGT phải làm động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…”, sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
Nhưng với quy định mới, CSGT chỉ cần chào theo điều lệnh sau đó thông báo cho người điều khiển phương tiện biết lý do kiểm soát rồi thực hiện việc kiểm tra theo quy định.
2. Quy trình CSGT dừng xe xử phạt được tiến hành thế nào?
Quy trình dừng xe của Cảnh sát giao thông được quy định tại Mục 2 Chương III Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:
Bước 1. CSGT ra hiệu lệnh dừng xe.
Bước 2. CSGT đề nghị tài xế xuống xe.
Bước 3. CSGT chào người tham gia giao thông theo Điều lệnh Công an.
Bước 4. CSGT thông báo lý do dừng xe và yêu cầu xuất trình giấy tờ.
Nếu thông tin giấy tờ đã có trên tài khoản định danh điện tử để thì người dân có thể mở ứng dụng VNeID cho CSGT kiểm tra.
>>> Xem thêm tại: Công chứng ngoài trụ sở hỗ trợ miễn phí ký ngoài trong khu vực nội thành Hà Nội
Bước 5. CSGT tiến hành kiểm soát người và xe.
Bước 6. Thông báo lỗi vi phạm.
Bước 7. CSGT lập biên bản vi phạm hoặc ra quyết định xử phạt tại chỗ.
3. CSGT dừng xe xử phạt có được thu tiền phạt tại chỗ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, các hành vi phạm vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức sẽ không bị lập biên bản. Thay vào đó, CSGT sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Lúc này, người vi phạm có sẽ tiến hành nộp phạt trực tiếp cho CSGT.
Như vậy, CSGT hoàn toàn có quyền thu tiền phạt tại chỗ đối với các lỗi vi phạm giao thông bị phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
>>> Xem thêm tại: Địa chỉ văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật hỗ trợ ký ngoài trụ sở
Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Thủ tục xác định tài sản riêng trước hôn nhân
>>> Tổng hợp 10 web tuyển cộng tác viên nhập liệu tại nhà với chế độ đãi ngộ hợp lý
>>> Phí công chứng giấy ủy quyền sử dụng xe máy ở đâu và mất phí bao nhiêu?
>>> Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền gồm những gì? Trình tự công chứng ra sao?
>>> Có thể đăng ký làm sổ đỏ online tại nhà hay không? Chi phí đăng ký làm sổ hết bao nhiêu?