Khi người nước ngoài đến Việt Nam cư trú… họ chỉ có thời hạn tạm trú nhất định . Thời hạn này được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng giải đáp thắc mắc trên cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ ở bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Có cần công chứng giấy ủy quyền khi nhờ thực hiện đăng ký thường trú

1. Đối với người đủ điều kiện và xin cấp thẻ tạm trú

Theo hướng dẫn tại Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh:

Thời hạn của thẻ tạm trú được cấp phù hợp với mục đích nhập cảnh. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu 30 ngày. Cụ thể:

Thẻ tạm trú có thời hạn tối đa 05 năm

Được cấp cho những đối tượng sau:

– NG3: Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, đại diện tổ chức quốc tế thuộc LHQ

– LV1: Người vào làm việc các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc TWDCSVN

– LV2:  Người vào làm việc các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội.

– ĐT: Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

– DH: Người vào thực tập, học tập.

Thẻ tạm trú có thời hạn không quá 03 năm

Cấp cho những đối tượng sau:

– NN1 – Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

– NN2 – Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài. Hoặc văn phòng đại diện tổ chức kinh tế tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

TT – Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2.

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà chung cư bên mua hay bên bán phải nộp?

Thẻ tạm trú có thời hạn không quá 02 năm

Cấp cho những đối tượng sau:

– LĐ1 – Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

– PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

1. Đối với người đủ điều kiện và xin cấp thẻ tạm trú

2. Thời hạn tạm trú của người không có thẻ tạm trú

Theo Điều 38 Luật Xuất nhập cảnh quy định:

– Thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực;

Thời hạn thị thực:

– Thị thực ký hiệu SQ, EV: không quá 30 ngày

– Thị thực ký hiệu HN: không quá 03 tháng

– Thị thực ký hiệu: không quá 06 tháng.

– Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1 và TT: không quá 12 tháng

– Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2: không quá 02 năm

– Thị thực ký hiệu ĐT3: không quá 03 năm

– Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2: không quá 05 năm

– Với thị thực có ký hiệu DL thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày. Và được xem xét gia hạn tạm trú;

Xem thêm:  Nhà trả góp có được chuyển nhượng không?

– Đối với người được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thời hạn tạm trú cấp theo quy định của điều ước quốc tế.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ đỏ là gì? Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ thật giả siêu đơn giản tại nhà.

– Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm trú 15 ngày.

Trên đây là quy định về thời hạn tạm trú của người nước ngoài ở Việt Nam. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất ở đâu?

>>> Di chúc miệng là gì? Lập di chúc miệng có hợp pháp không?

>>> Làm sao để kiểm tra sổ đỏ giả khi sau khi thực hiện cầm cố, thế chấp?

>>> Nghề cộng tác viên là gì? Có bao nhiêu loại nghề cộng tác viên?

>>> Đổi hộ khẩu thường trú có ảnh hưởng đến bảo hiểm không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *